This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Tư liệu tham khảo về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

1. Vẻ đẹp sông Hương

a) Sông hương vùng thượng lưu


Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm.

- Sự mãnh liệt, hoang dại của con sông được thể hiện qua những so sánh : “Bản trường ca của rừng già”, những hình ảnh đầy ấn tượng : (“rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”)

- Vẻ dịu dàng, say đắm : những sắc màu rực rỡ (“những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”).

- Dòng sông được nhân hoá : như một cô gái di gan phóng khoáng và man dại, rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Đó là sức mạnh bản năng của người con gái, sức mạnh ấy được chế ngự bởi cấu trúc địa lý lãnh thổ để đi ra khỏi rừng, nó “nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá sứ sở”.

- Ngay từ đầu trang viết, người đọc đó cảm nhận được sự tài hoa của ngũi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường : liên tưởng kì thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm,... Tất tạo sức cuốn hút, hấp dẫn về một con sông mang linh hồn, sự sống, kết thúc đoạn văn, tác giả giới thiệu trọn vẹn con sông (tâm hồn sâu thẳm của nó) vừa dẫn dắt, gợi mở sang đoạn tiếp theo sẽ miêu tả khuôn mặt kinh thành của dòng sông.

b) Sông Hương đoạn chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố

Lúc này, sông Hương được ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” được “người tình mong đợi” đến đánh thức. Kiến thức địa lý đã giúp tác giả miêu tả tỉ mỉ sông Hương với những khúc quanh và lưu vực của nó.

Đoạn văn thể hiện năng lực quan sát tinh tế và sự phong phú về ngôn ngữ hình tượng giúp nhà văn viết được những câu văn đầy màu sắc tạo hình và ấn tượng : “Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”, “ Sắc nước trở nên xanh thẳm”, “nó trôi đi giữa 2 dãy đồi sừng sững như thành quách, dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi ”. Rồi “giữa đám quần sơn lô xô ấy là giấc ngủ nghìn thu của vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tầm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu”.

Vận dụng kiến thức về văn hoá, văn học, tác giả tạo cho người đọc ấn tượng về vẻ đẹp trầm mặc, như triết lý, như cổ thi gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua chúa thuở trước.

c) Sông Hương khi chảy vào thành phố

Nếu ở trên, người đọc cảm nhận phần nào tính chất vẻ đẹp man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông thì giờ đây con sông được khám phá, phát hiện ở sắc thái tâm trạng. Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại. Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đẽ đến bất ngờ, lý thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông. Đó là những nét bút thật “dịu dàng, tình tứ, đắm đuối” ; “chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non”, sông Hương “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến”, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”, “nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh” làm dòng sông thêm lộng lẫy, con sông ngập ngừng như có : “những vấn vương của một nỗi lòng” không nỡ rời xa thành phố. (liên hệ câu thơ Thu Bồn : con sông dùng dằng, con sông không chảy / Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu)

- Qua thành phố, sông Hương trôi thật chậm, thực chậm, “cơ hồ chỉ còn là một hồ yên tĩnh” Tác giả so sánh với dòng chảy tốc hành của sông Nê-va để thấy quý hơn điệu chảy lặng lờ của sông Hương khi ngang qua thành phố nhìn nó như là “vấn vương của một nỗi lòng”

- Liên hệ với thơ Hàn Mặc Tử, thơ Tố Hữu khi viết về sông Hương êm đềm thơ mộng.

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
(Hàn Mặc Tử)

Hương Giang ơi, dòng sông êm
Qua tim ta vẫn ngày đêm tự tình
(Tố Hữu)

Sông Hương mang vẻ đẹp lững lờ, êm đềm, trầm lắng, nó bình thản, chậm rãi như tâm tính người Huế vậy.

- Kiến thức âm nhạc được tác giả huy động với liên tưởng kỳ thú “điệu chảy lặng tờ” của con sông khi ngang qua thành phố : “Đấy là điệu Solon tình cảm của Huế”. Câu thơ trong truyện Kiều tả tiếng đàn (trong như tiếng hạc bay qua) cũng gợi nhớ đến làn điệu nhạc cung đình Huế “Tứ đại cảnh”

=> Phải rất hiểu sông Hương, tác giả mới cảm nhận thấm thía vẻ đẹp con sông lúc đêm sâu. Đó là lúc mà âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành. Khi đó, trong không khí chùng lại của dòng sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya

2. Ai đã đặt tên cho dòng sông ?

Bài kí kết thúc bằng cách lý giải về cái tên của dòng sông, nhấn mạnh bằng một huyền thoại mĩ lệ, mang đến cho tác phẩm sắc màu lãng mạn. Đó là chuyện về cư dân hai bên bờ sông nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi. Huyền thoại về tên dòng sông đã nói lên khát vọng của con người ở đây muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hoá, lịch sử, địa lý quê hương mình. Việc đặt tên cho bài kí thống nhất với phần kết thúc chẳng những lưu ý người đọc về vẻ đẹp của dòng sông mà còn gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá miền đất lại. Kết thúc bài kí đọc lại một niềm buâng khuâng trong tâm hồn người đọc :

Dòng sông ai đã đặt tên
Để người đi nhớ Huế không quên ?

3. Nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường

+ Bút kí : Ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút kí tuỳ thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu, khám phá, diễn đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập đến (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Hà Nội 2004)

Tuỳ bút ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan.

- Điểm chung : Sự thành công của 2 thể loại đều tuỳ thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, khám phá, diễn đạt của người viết với đối tượng phản ánh, đều đòi hỏi sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan, trí tuệ và cảm xúc.

- Điểm riêng : Bút kí mang tính chặt chẽ hơn, tuỳ bút mang tính tự do hơn, nó mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ chân chính. Tùy bút mang đậm chất thơ

+ Nét đặc sắc của văn phong tác giả qua đoạn trích

- Soi bóng tâm hồn với tình yêu say đắm, lắng sâu niềm tự hào tha thiết quê hương xứ sở vào đối tượng miêu tả khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.

- Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân 

- Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như : So sánh, nhân hoá, ẩn dụ,...
- Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.

(Sưu tầm)

Tư liệu tham khảo về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

1. Vẻ đẹp sông Hương

a) Sông hương vùng thượng lưu


Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm.

- Sự mãnh liệt, hoang dại của con sông được thể hiện qua những so sánh : “Bản trường ca của rừng già”, những hình ảnh đầy ấn tượng : (“rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”)

- Vẻ dịu dàng, say đắm : những sắc màu rực rỡ (“những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”).

- Dòng sông được nhân hoá : như một cô gái di gan phóng khoáng và man dại, rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Đó là sức mạnh bản năng của người con gái, sức mạnh ấy được chế ngự bởi cấu trúc địa lý lãnh thổ để đi ra khỏi rừng, nó “nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá sứ sở”.

- Ngay từ đầu trang viết, người đọc đó cảm nhận được sự tài hoa của ngũi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường : liên tưởng kì thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm,... Tất tạo sức cuốn hút, hấp dẫn về một con sông mang linh hồn, sự sống, kết thúc đoạn văn, tác giả giới thiệu trọn vẹn con sông (tâm hồn sâu thẳm của nó) vừa dẫn dắt, gợi mở sang đoạn tiếp theo sẽ miêu tả khuôn mặt kinh thành của dòng sông.

b) Sông Hương đoạn chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố

Lúc này, sông Hương được ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” được “người tình mong đợi” đến đánh thức. Kiến thức địa lý đã giúp tác giả miêu tả tỉ mỉ sông Hương với những khúc quanh và lưu vực của nó.

Đoạn văn thể hiện năng lực quan sát tinh tế và sự phong phú về ngôn ngữ hình tượng giúp nhà văn viết được những câu văn đầy màu sắc tạo hình và ấn tượng : “Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”, “ Sắc nước trở nên xanh thẳm”, “nó trôi đi giữa 2 dãy đồi sừng sững như thành quách, dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi ”. Rồi “giữa đám quần sơn lô xô ấy là giấc ngủ nghìn thu của vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tầm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu”.

Vận dụng kiến thức về văn hoá, văn học, tác giả tạo cho người đọc ấn tượng về vẻ đẹp trầm mặc, như triết lý, như cổ thi gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua chúa thuở trước.

c) Sông Hương khi chảy vào thành phố

Nếu ở trên, người đọc cảm nhận phần nào tính chất vẻ đẹp man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông thì giờ đây con sông được khám phá, phát hiện ở sắc thái tâm trạng. Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại. Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đẽ đến bất ngờ, lý thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông. Đó là những nét bút thật “dịu dàng, tình tứ, đắm đuối” ; “chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non”, sông Hương “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến”, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”, “nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh” làm dòng sông thêm lộng lẫy, con sông ngập ngừng như có : “những vấn vương của một nỗi lòng” không nỡ rời xa thành phố. (liên hệ câu thơ Thu Bồn : con sông dùng dằng, con sông không chảy / Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu)

- Qua thành phố, sông Hương trôi thật chậm, thực chậm, “cơ hồ chỉ còn là một hồ yên tĩnh” Tác giả so sánh với dòng chảy tốc hành của sông Nê-va để thấy quý hơn điệu chảy lặng lờ của sông Hương khi ngang qua thành phố nhìn nó như là “vấn vương của một nỗi lòng”

- Liên hệ với thơ Hàn Mặc Tử, thơ Tố Hữu khi viết về sông Hương êm đềm thơ mộng.

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
(Hàn Mặc Tử)

Hương Giang ơi, dòng sông êm
Qua tim ta vẫn ngày đêm tự tình
(Tố Hữu)

Sông Hương mang vẻ đẹp lững lờ, êm đềm, trầm lắng, nó bình thản, chậm rãi như tâm tính người Huế vậy.

- Kiến thức âm nhạc được tác giả huy động với liên tưởng kỳ thú “điệu chảy lặng tờ” của con sông khi ngang qua thành phố : “Đấy là điệu Solon tình cảm của Huế”. Câu thơ trong truyện Kiều tả tiếng đàn (trong như tiếng hạc bay qua) cũng gợi nhớ đến làn điệu nhạc cung đình Huế “Tứ đại cảnh”

=> Phải rất hiểu sông Hương, tác giả mới cảm nhận thấm thía vẻ đẹp con sông lúc đêm sâu. Đó là lúc mà âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành. Khi đó, trong không khí chùng lại của dòng sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya

2. Ai đã đặt tên cho dòng sông ?

Bài kí kết thúc bằng cách lý giải về cái tên của dòng sông, nhấn mạnh bằng một huyền thoại mĩ lệ, mang đến cho tác phẩm sắc màu lãng mạn. Đó là chuyện về cư dân hai bên bờ sông nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi. Huyền thoại về tên dòng sông đã nói lên khát vọng của con người ở đây muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hoá, lịch sử, địa lý quê hương mình. Việc đặt tên cho bài kí thống nhất với phần kết thúc chẳng những lưu ý người đọc về vẻ đẹp của dòng sông mà còn gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá miền đất lại. Kết thúc bài kí đọc lại một niềm buâng khuâng trong tâm hồn người đọc :

Dòng sông ai đã đặt tên
Để người đi nhớ Huế không quên ?

3. Nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường

+ Bút kí : Ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút kí tuỳ thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu, khám phá, diễn đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập đến (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Hà Nội 2004)

Tuỳ bút ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan.

- Điểm chung : Sự thành công của 2 thể loại đều tuỳ thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, khám phá, diễn đạt của người viết với đối tượng phản ánh, đều đòi hỏi sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan, trí tuệ và cảm xúc.

- Điểm riêng : Bút kí mang tính chặt chẽ hơn, tuỳ bút mang tính tự do hơn, nó mang đậm dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ chân chính. Tùy bút mang đậm chất thơ

+ Nét đặc sắc của văn phong tác giả qua đoạn trích

- Soi bóng tâm hồn với tình yêu say đắm, lắng sâu niềm tự hào tha thiết quê hương xứ sở vào đối tượng miêu tả khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.

- Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân 

- Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như : So sánh, nhân hoá, ẩn dụ,...
- Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.

(Sưu tầm)

Suy nghĩ về tình mẫu tử



SUY NGHĨ VỀ TÌNH MẪU TỬ

“ Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng thiên vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay những anh hùng
Là bác học… hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên”
Những câu thơ bình dị của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh làm tôi bất giác nghĩ về tình mẹ. Mẹ- tiếng gọi nghẹn ngào mà thân thương đến lạ. biết bao ấm áp, bao niềm vui, bao sung sướng đầy vơi chất trong tiếng gọi ấy. Có lẽ rằng, viết về mẹ mãi mãi là dề tài không mới nhưng không bao giờ cũ trong dòng chảy văn học. Tình cảm nhân bản và cao đẹp ấy ta đã bắt gặp trong Nắng mới của Lưu Trọng Lư, Con cò của Chế Lan Viên… và rất nhiều, rất nhiều bài thơ khác nữa. nhưng không hiểu sao hai câu thơ của Nguyễn Duy trong bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa cứ ám ảnh, cứ day dứt trong lòng tôi mãi:

Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru

Đây là hai câu thơ xúc động, sâu lắng và hàm súc trong một bài thơ viết về mẹ. Tiếng thơ ngọt ngào mà dung dị, chân thành mà tha thiết của Nguyễn Duy giờ nén lại trong hai câu lục bát. Không mĩ miều về ngôn từ,những đúc kết cũng giản dị như không nhưng vẫn có sức lay thức ta tận nhưng miền sâu thẳm. Vẻ đẹp của hai câu thơ toát lên từ tính trữ tình. Đó là chất thơ- chất nhạc ắp đầy lên từng câu chữ. Tình cảm biết ơn được thể hiện ở dòng cảm xúc vừa lắng đọng vừa thiêng liêng. Không hiểu sao đọc hai câu thơ, miền nhớ trong tôi lại chợt vọng về giai điệu bài hát Mẹ yêu con của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí. Đúng rồi, đúng là tiếng thơ, là tiếng nhạc: “À ru hời, à hời ru”… Tấm lòng trân trọng, sự thấu hiểu và sự biết ơn muôn vàn của người con đối với mẹ được khởi phát từ tận sâu thẳm cõi lòng, thổn thức trong trái tim, lan tỏa nơi đầu ngọn bút để dồn nén lên hai câu thơ ấy.

Câu thơ còn đậm tính triết lý. Những triết lý tự nhiên không hề xa vời, phù phiếm. Đó không phải là triết lý thuần trí tuệ mà là triết lý của trái tim bởi ở đó cái ý thơ, cái tình của người làm thơ đã hòa lắng, bện quyện vào nhau. “Mấy lời mẹ ru” là biểu tượng cho tình cảm thương yêu vô bờ mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn kiếp” cũng “không đi hết” đã khẳng định tình mẹ là vô cùng lớn lao, thiêng liêng, là cao cả, bất tử, và vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Giai điệu trữ tình mênh mang hòa lẫn vào độ đằm sâu của triết lý đã nói hộ được lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. Tiếng lòng ấy vấn vương một nỗi yêu thương sâu lắng. Những xúc cảm ấy có được nhờ sự lên ngôi của những trải nghiệm, những nông- sâu- vơi- cạn, ý vị của cuộc đời.

Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu đùm bọc, chở che vỗ về…mà người mẹ dành cho con. Từ dòng sữa ngọt thơm dưỡng nuôi con lớn lên về mặt thể chất, đến lời ru êm đềm tưới mát tâm hồn con, cho con lớn lên về mặt tâm hồn. Rồi đến “bát cơm con ăn tay mẹ nấu”, “bát nước con uống tay mẹ đun”… những tình cảm cao quý ấy, sự yêu thương của mẹ đối với “hạt máu cắt đôi” vừa tự nhiên, vừa cao cả nên nó sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời.

Trong đời sống con người có nhiều thứ tình cảm cao đẹp: đó là sự kính trọng đối với ông bà, là sự nhường nhịn bảo ban nhau của anh chị em, đó là sự sẻ chia buồn vui giận hờn của tình bạn, đó cũng có thể là vị ngọt ngào pha lẫn đắng cay của tình yêu đôi lứa. Và hơn thế, rộng hơn là tình cảm với quê hương, đất nước, với cội nguồn. Nhưng tình mẫu tử vẫn có một vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất.

Bởi đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời. Khuôn mặt đầu tiên, nụ cười đầu tiên…mà ta bắt gặp chính là mẹ. Chính vì thế nó sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời ta. Hơn thế nữa, đó là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt vừa mang tính tinh thần cao cả. Đứa con là “hạt máu cắt đôi của mẹ”, là sinh linh bé bỏng mà mẹ đã mang nặng đẻ đau trong suốt hơn chín tháng. Niềm vui, giọt nước mắt, hạnh phúc xen lẫn đau đớn tuôn trào và vỡ òa ra khi con cất tiếng khóc chào đời. Tình cảm ấy vừa là động lực, vừa là hành trang trên con đường dài rộng của con sau này.

Hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử.

Được sống trong tình mẫu tử là ta được sống trong sự nâng niu, chở che. Được sống trong tình mẫu tử là ta có được sức mạnh để vượt lên khó khăn trong cuộc sống. Con vấp ngã, mẹ hiền từ đỡ con dậy, tiếp cho con nghị lực, con có lỗi mẹ sẵn sàng tha thứ, dang rộng vòng tay giúp con có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm. Bài học làm người con đâu chỉ được học ở trên lớp, ở thầy, ở cô mà con còn từng được học ở mẹ nữa. Lòng mẹ khoan dung, trái tim mẹ dạt dào tình thương.

Cảm thấu tấm lòng, đức hi sinh bao la của mẹ, những người con phải làm gì để đền đáp công lao đó? Không đâu, không bao giờ ta trả nổi những gì mà mẹ đã làm cho ta. Khi còn thơ bé, một điểm mười đỏ chói con mang về khoe là niềm hạnh phúc của mẹ. Khi lớn lên, con có một gia đình hạnh phúc, sống trong đủ đầy là lòng mẹ đã vô cùng mãn nguyện.

Phải rồi, chỉ có thế thôi. Mẹ chỉ cần có thế!

Ấy vậy mà trong xã hội hiện nay, vẫn còn đâu đó những đứa con đã vô tình với người đứt ruột sinh ra mình. Cách đây không lâu, bản tin thời sự trên truyền hình đã đưa tin một người con trai đánh đập mẹ ngay tại chính gian bếp nhà mình. Có những người coi việc mẹ chăm sóc nuôi nấng mình là trách nhiệm và việc mình “bố thí” cho mẹ lúc về già một ít tiền đã là hoàn thành nhiệm vụ của bậc làm con. Thật đáng hổ thẹn với những quan điểm sai lệch, thiển cận của những người con bất hiếu ấy…

Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi ý thức cá nhân con người được khơi dậy và đề cao thì mỗi người càng cần phải nhìn nhận lại những thái độ tình cảm của mình với mẹ. Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại đã có những dòng thơ nói về một tuổi trẻ bồng bột với những ngộ nhận và thiên kiến:

“Con mê hoặc những chân trời cối bể
Sau chân trời, chân trời khác càng xa
Không biết sau lưng tóc mẹ sương nhòa
Không biết cuộc đời là gang tay, công danh là mây nổi”…


Với tôi, với một cô bé mười sáu tuổi, đã không ít lần tôi giận mẹ, không ít lần tôi nỡ cư xử không hay với mẹ. nhưng với tôi mẹ mãi là nguồn yêu thương, nguồn động lực giúp tôi những khi gặp khó khăn.
Quê tôi ở miền đất gió lào cát trắng. Giờ đây, những trận mưa vẫn xối xả rơi, cái rét ngọt cuối năm đang tràn về và bàn chân khô nứt nẻ của mẹ lại lội xuống bùn. Rồi mẹ lại đọi nón đưa tôi tới trường trong cái lạnh tê tái và trở về trong ánh chiều chạng vạng.

Mẹ ơi, năm nay con đi học xa nhà, con mong trường sẽ cho nghỉ sớm, để con được về phụ giúp mẹ cấy lúa mẹ nhé!
Con thầm cảm ơn thượng đế chí nhân đã ban cho con một người mẹ, cho con nhận được từ cõi lòng mẹ tình yêu thương, sự chở che. Mãi khi con lớn lên mười sáu con mới cảm nhận được phần nào tình thương của mẹ. Những đùm trứng, bó rau, những quả chanh, những cân gạo…tất cả là bao ngọt bùi năm tháng mẹ chắt chiu nuôi con ăn học…

Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Duy đã cho tôi được lắng đọng trong tình mẹ…
(sưu tầm - từ văn học và tuổi trẻ)

Suy nghĩ về tình mẫu tử



SUY NGHĨ VỀ TÌNH MẪU TỬ

“ Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng thiên vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay những anh hùng
Là bác học… hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên”
Những câu thơ bình dị của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh làm tôi bất giác nghĩ về tình mẹ. Mẹ- tiếng gọi nghẹn ngào mà thân thương đến lạ. biết bao ấm áp, bao niềm vui, bao sung sướng đầy vơi chất trong tiếng gọi ấy. Có lẽ rằng, viết về mẹ mãi mãi là dề tài không mới nhưng không bao giờ cũ trong dòng chảy văn học. Tình cảm nhân bản và cao đẹp ấy ta đã bắt gặp trong Nắng mới của Lưu Trọng Lư, Con cò của Chế Lan Viên… và rất nhiều, rất nhiều bài thơ khác nữa. nhưng không hiểu sao hai câu thơ của Nguyễn Duy trong bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa cứ ám ảnh, cứ day dứt trong lòng tôi mãi:

Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru

Đây là hai câu thơ xúc động, sâu lắng và hàm súc trong một bài thơ viết về mẹ. Tiếng thơ ngọt ngào mà dung dị, chân thành mà tha thiết của Nguyễn Duy giờ nén lại trong hai câu lục bát. Không mĩ miều về ngôn từ,những đúc kết cũng giản dị như không nhưng vẫn có sức lay thức ta tận nhưng miền sâu thẳm. Vẻ đẹp của hai câu thơ toát lên từ tính trữ tình. Đó là chất thơ- chất nhạc ắp đầy lên từng câu chữ. Tình cảm biết ơn được thể hiện ở dòng cảm xúc vừa lắng đọng vừa thiêng liêng. Không hiểu sao đọc hai câu thơ, miền nhớ trong tôi lại chợt vọng về giai điệu bài hát Mẹ yêu con của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí. Đúng rồi, đúng là tiếng thơ, là tiếng nhạc: “À ru hời, à hời ru”… Tấm lòng trân trọng, sự thấu hiểu và sự biết ơn muôn vàn của người con đối với mẹ được khởi phát từ tận sâu thẳm cõi lòng, thổn thức trong trái tim, lan tỏa nơi đầu ngọn bút để dồn nén lên hai câu thơ ấy.

Câu thơ còn đậm tính triết lý. Những triết lý tự nhiên không hề xa vời, phù phiếm. Đó không phải là triết lý thuần trí tuệ mà là triết lý của trái tim bởi ở đó cái ý thơ, cái tình của người làm thơ đã hòa lắng, bện quyện vào nhau. “Mấy lời mẹ ru” là biểu tượng cho tình cảm thương yêu vô bờ mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn kiếp” cũng “không đi hết” đã khẳng định tình mẹ là vô cùng lớn lao, thiêng liêng, là cao cả, bất tử, và vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Giai điệu trữ tình mênh mang hòa lẫn vào độ đằm sâu của triết lý đã nói hộ được lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. Tiếng lòng ấy vấn vương một nỗi yêu thương sâu lắng. Những xúc cảm ấy có được nhờ sự lên ngôi của những trải nghiệm, những nông- sâu- vơi- cạn, ý vị của cuộc đời.

Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu đùm bọc, chở che vỗ về…mà người mẹ dành cho con. Từ dòng sữa ngọt thơm dưỡng nuôi con lớn lên về mặt thể chất, đến lời ru êm đềm tưới mát tâm hồn con, cho con lớn lên về mặt tâm hồn. Rồi đến “bát cơm con ăn tay mẹ nấu”, “bát nước con uống tay mẹ đun”… những tình cảm cao quý ấy, sự yêu thương của mẹ đối với “hạt máu cắt đôi” vừa tự nhiên, vừa cao cả nên nó sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời.

Trong đời sống con người có nhiều thứ tình cảm cao đẹp: đó là sự kính trọng đối với ông bà, là sự nhường nhịn bảo ban nhau của anh chị em, đó là sự sẻ chia buồn vui giận hờn của tình bạn, đó cũng có thể là vị ngọt ngào pha lẫn đắng cay của tình yêu đôi lứa. Và hơn thế, rộng hơn là tình cảm với quê hương, đất nước, với cội nguồn. Nhưng tình mẫu tử vẫn có một vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất.

Bởi đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời. Khuôn mặt đầu tiên, nụ cười đầu tiên…mà ta bắt gặp chính là mẹ. Chính vì thế nó sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời ta. Hơn thế nữa, đó là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt vừa mang tính tinh thần cao cả. Đứa con là “hạt máu cắt đôi của mẹ”, là sinh linh bé bỏng mà mẹ đã mang nặng đẻ đau trong suốt hơn chín tháng. Niềm vui, giọt nước mắt, hạnh phúc xen lẫn đau đớn tuôn trào và vỡ òa ra khi con cất tiếng khóc chào đời. Tình cảm ấy vừa là động lực, vừa là hành trang trên con đường dài rộng của con sau này.

Hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử.

Được sống trong tình mẫu tử là ta được sống trong sự nâng niu, chở che. Được sống trong tình mẫu tử là ta có được sức mạnh để vượt lên khó khăn trong cuộc sống. Con vấp ngã, mẹ hiền từ đỡ con dậy, tiếp cho con nghị lực, con có lỗi mẹ sẵn sàng tha thứ, dang rộng vòng tay giúp con có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm. Bài học làm người con đâu chỉ được học ở trên lớp, ở thầy, ở cô mà con còn từng được học ở mẹ nữa. Lòng mẹ khoan dung, trái tim mẹ dạt dào tình thương.

Cảm thấu tấm lòng, đức hi sinh bao la của mẹ, những người con phải làm gì để đền đáp công lao đó? Không đâu, không bao giờ ta trả nổi những gì mà mẹ đã làm cho ta. Khi còn thơ bé, một điểm mười đỏ chói con mang về khoe là niềm hạnh phúc của mẹ. Khi lớn lên, con có một gia đình hạnh phúc, sống trong đủ đầy là lòng mẹ đã vô cùng mãn nguyện.

Phải rồi, chỉ có thế thôi. Mẹ chỉ cần có thế!

Ấy vậy mà trong xã hội hiện nay, vẫn còn đâu đó những đứa con đã vô tình với người đứt ruột sinh ra mình. Cách đây không lâu, bản tin thời sự trên truyền hình đã đưa tin một người con trai đánh đập mẹ ngay tại chính gian bếp nhà mình. Có những người coi việc mẹ chăm sóc nuôi nấng mình là trách nhiệm và việc mình “bố thí” cho mẹ lúc về già một ít tiền đã là hoàn thành nhiệm vụ của bậc làm con. Thật đáng hổ thẹn với những quan điểm sai lệch, thiển cận của những người con bất hiếu ấy…

Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi ý thức cá nhân con người được khơi dậy và đề cao thì mỗi người càng cần phải nhìn nhận lại những thái độ tình cảm của mình với mẹ. Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại đã có những dòng thơ nói về một tuổi trẻ bồng bột với những ngộ nhận và thiên kiến:

“Con mê hoặc những chân trời cối bể
Sau chân trời, chân trời khác càng xa
Không biết sau lưng tóc mẹ sương nhòa
Không biết cuộc đời là gang tay, công danh là mây nổi”…


Với tôi, với một cô bé mười sáu tuổi, đã không ít lần tôi giận mẹ, không ít lần tôi nỡ cư xử không hay với mẹ. nhưng với tôi mẹ mãi là nguồn yêu thương, nguồn động lực giúp tôi những khi gặp khó khăn.
Quê tôi ở miền đất gió lào cát trắng. Giờ đây, những trận mưa vẫn xối xả rơi, cái rét ngọt cuối năm đang tràn về và bàn chân khô nứt nẻ của mẹ lại lội xuống bùn. Rồi mẹ lại đọi nón đưa tôi tới trường trong cái lạnh tê tái và trở về trong ánh chiều chạng vạng.

Mẹ ơi, năm nay con đi học xa nhà, con mong trường sẽ cho nghỉ sớm, để con được về phụ giúp mẹ cấy lúa mẹ nhé!
Con thầm cảm ơn thượng đế chí nhân đã ban cho con một người mẹ, cho con nhận được từ cõi lòng mẹ tình yêu thương, sự chở che. Mãi khi con lớn lên mười sáu con mới cảm nhận được phần nào tình thương của mẹ. Những đùm trứng, bó rau, những quả chanh, những cân gạo…tất cả là bao ngọt bùi năm tháng mẹ chắt chiu nuôi con ăn học…

Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Duy đã cho tôi được lắng đọng trong tình mẹ…
(sưu tầm - từ văn học và tuổi trẻ)

bạn cho rằng thế nào là sành điệu?

Đề bài . “Nhiều người cho rằng sành điệu là ăn mặc đúng mốt và đi trước mốt, là dùng đồ vật đắt tiền và khác người …nhưng những người từng trải lại bảo rằng: sành điệu nhất chính là biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách của cuộc đời”.
(Theo 24h.com.vn)

Còn bạn, bạn cho rằng thế nào là sành điệu? Viết 1 bài văn nghị luận với nhan đề “sành điệu


Gợi ý:

- Xã hội đang phát triển, con người sống trong xã hội ấy nếu ko học hỏi, cập nhật hiểu biết thì sẽ bị lạc hậu…

- Ăn mặc đúng mốt, đi trước mốt, dùng đồ vật đắt tiền cũng là sành điệu tuy nhiên cái sành điệu ấy chỉ là cái hào nhoáng bên ngoài.

- Con người quan trọng cần có sự hiểu biết, mà muốn có hiểu biết thì phải biết học hỏi.

- Con đường học hỏi nhiều khi ko bằng phẳng mà lắm chông gai vì thế ta phải biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách…

(Đây chỉ là những định hướng cảu riêng người ra đề . Học sinh có thể có những suy nghĩ và những cách hiểu khác, hợp lí, thuyết phục hơn)

(Văn học và tuổi trẻ số tháng 12- 2009)

Bài làm cụ thể:

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, để theo kịp mốt thời thượng, nhiều bạn cho rằng mỗi chúng ta phải biết sống sành điệu. Bởi họ quan niệm : sành điệu là cái mốc đầu tiên đánh giá 1 con người trong thời đại @. Vậy thế nào mới là sành điệu thực sự? Là ăn mặc đúng mốt và đi trước mốt với những món đồ vật đắt tiền , khác người hay là biết chấp nhận dấn thân vào thử thách cuộc đời?

Hai từ “sành điệu” đã tồn tại trong cuộc sống của chúng ta quen thuộc đến nỗi thậm chí nó còn được coi là câu cửa miệng của 1 số người: “chuyện, sành điệu mà” hay “con nhỏ đó trông sành điệu nhỉ?”, “sành điệu mới là tôi”… Nói đến sành điệu thường người ta chỉ nghĩ về mặt vật chất tức là cái bề ngoài của 1 con người như dùng điện thoại di động “xịn”, ăn mặc “style”, chơi trội….mà ít ai quan niệm sành điệu về mặt tâm hồn. Chẳng hạn như chúng ta ko nói 1 người đã vượt lên thử thách của cuoojcn sống là “Anh ấy thật sành điệu” Mặc dù đó có thể là 1 lời khen nhưng người nghe lại ko nghĩ vậy. Đơn giản vì từ sành điệu thâm nhập trong cuộc sống của chúng ta được hiểu chủ yếu theo nghĩa đen của nó, tức là anh phảo ăn mặc hợp mốt, đi trước mốt, xài đồ đắt tiền mới được gọi là sành điệu. Quan niệm sành điệu này xuất hiện phổ biến trong giới trẻ, sành điệu là cách thể hiện đẳng cấp pro, để tự hào vì mình là con người thời thượng. Hơn nữa tâm lí giới trẻ là ham thích những cái mới, cái lạ nên họ tiếp thu “mốt” rất nhanh. Cứ như thế như những con vi rút, các kiểu mốt lan truyền trong cộng đồng teen, đánh vào tâm lí của họ, tạo nên lối sống “sành điệu”.

Quê rồi, sành điệu thời nay là phải ăn mặc như tao đây này – Tôi choáng váng khi cô bạn 17 tuổi của mình, mặc quần bò rách lỗ chỗ, túi dây lằng nhằng với những xích, đi giày cao gót 10 phân chưa kể tóc tai xõa xợi, làm xoăn chẳng giống ai. Sành điệu kiểu ấy nói thật tôi xin kiếu. Nếu sành điệu mà chỉ khiến người nhìn cảm thấy phản cảm, sành điệu mà biến mình thành người kì lạ nào đó thì đó là “sành điệu dởm”. Sành điệu ko đồng nghĩa với việc dùng đồ đắt tiền, xài hàng hiệu theo phương châm của giới trẻ ngày nay “ăn chơi là sành điệu – dùng hàng hiệu, tiêu tiền triệu”… Muốn gây ấn tượng cho người khác ko nhất thiết bạn phải đeo kính hiệu Gucci, đồng hồ Swatch, túi xách hiệu LV hay mặc quần áo hiệu D&G, NEM.. Bởi đôi khi nó còn trở nên kệch cỡm nếu người dùng ko biết cách phối hợp thời trang. Sành điệu mà quá sức với hoàn cảnh, ko hợp lứa tuổi là điều ko nên, chỉ khiến người khác nhìn nhận, đánh giá về phẩm cách của mình ko tốt. Cho nên, có nhiều bi kịch xảy ra xung quanh chuyện teen lỡ sành điệu mà ko dám trở lại với con người của mình vì sợ bạn bè chê cười. Đừng để mình trở thành “trưởng giả học làm sang” bạn nhé.

Suy cho cùng sành điệu là để mình ăn mặc đẹp hơn . Vậy tại sao bạn ko thử ăn mặc giản dị, trang nhã mà vẫn hợp mốt? Không cần dùng đồ đắt tiền mà vẫn khiến cho bản thân đẹp hơn, bạn bè ghen tị, như thế bản lĩnh của bạn càng được chứng tỏ hơn. Bạn thấy đấy, thực tế có rất nhiều nhà thiết kế thời trang nổi tiếng, nhiều người mẫu ăn mặc trang nhã mà vẫn đẹp. Cái đẹp toát lên bởi khí chất của người mặc, bởi phong thái và cử chỉ, nụ cười, cách nói năng. Cái đẹp của sự sành điệu là cái đpẹ tạo cho người khác cảm giác dễ chịu, bắt mắt chứ ko phải là cái đẹp kì dị, khác người….Thiết nghĩ lối ăn mặc khác người chỉ là cách đua đòi lố lăng chứ chẳng thể nào chứng tỏ anh là dân sành điệu, có chăng đó chỉ là lối sành điệu dởm như tôi đã nói ở trên.

Có thể khẳng định rằng nhu cầu ăn mặc sành điệu đúng mốt, đi trước mốt của giới trẻ hiện nay là nhu cầu chính đáng, ko có gì là sai trái cả. Nhưng mỗi chúng ta cần phải biết cách sành điệu
 và sành điệu như thế nào cho đúng, cho hợp với chính mình mới là điều quan trọng. Sành điệu rốt cục cũng nhằm mục đích tạo thương hiệu cho mình để cho người khác nhìn vào mà phải khâm phục, ngưỡng mộ, trầm trồ khen ngợi. Lối sành điệu về ăn mặc, dùng đồ vật đắt tiền chỉ là cái bề ngoài ko có giá trị lâu dài với thời gian, đó là cách sành điệu rất dễ dàng để tạo dựng, vì thế luôn luôn phải thay đổi, luôn phải đua tranh ai mới sành điệu hơn, chỉ tốn tiền của, thời gian , gây ra mệt mỏi. Sành điệu nhát chính là mỗi chúng ta phải biết dấn thân vào thử thách cuộc đời, biết chấp nhận thử thách. Như vậy, chũng ta ko chỉ đạt được cái đích cuối cùng của sành điệu mà bản thân bạn cũng khám phá ra được rất nhiều điều về chính bản thân mình như lòng dũng cảm, sự tự tin, lối sống có trách nhiệm… Một phóng viên trẻ tuổi mới vào nghề dám thâm nhập thực tế để lấy tư liệu về những vụ tham nhũng của doanh nghiệp , những hành vi thương mại gian lận, những hành động trái pháp luật…mà ko sợ hiểm nguy; một người kinh doanh trẻ tuổi sẵn sàng đầu tư tiền vào công ti vào lĩnh vực mà mọi đều cho rằng nó ko mấy khả quan chỉ vì anh ta có lòng tin rằng công ty ấy tuy nhỏ nhưng vẫn đầy tiềm năng phát triển; một cô gái mắc chứng câm điếc nhưng với lòng yêu chiếc đàn vĩ cầm , với âm thanh tuyệt diệu mà nó mang đến cho người khác nên vẫn miệt mài luyện tập hàng ngày và trở thành nghệ sĩ nổi tiếng, 1 tấm gương sáng cho mọi ngươi học tập theo cả về nghị lực ý chí lẫn tài năng… Tất cả họ đều là những người sống đẹp – lỗi sống ấy mới thực sự là lối sống khiến chúng ta ngẫm nghĩ và noi theo – lối sống sành điệu.

Nếu bạn là Fan của bộ phim hoạt hình Walt Disney nổi tiếng thì chắc hẳn các bạn đã phải biết Disney đã từng trải qua thất bại cay đắng ngay từ những ngày đầu vào nghề , khi bị ông chủ tòa soạn sa thải vì khả năng sáng tạo kém: “Khi đó tôi mới 21 tuổi, ko tiền bạc, ko danh vọng, tôi gần như sụp đổ khi ngày nào cũng phải ngủ trên chiếc xô pha rách tươm, ăn mãi một món khoai tây nghiền và phải sống trong căn nhà ổ chuột”. Walt Disney đã từng phải sống như vậy trong cả 1 thời gian dài để tên tuổi ông mới được biết đến nổi tiếng như ngày hôm nay. (Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, tr146).

J. Rowling – tác giả của bộ truyện Harry Potter nổi tiếng toàn thế giới- 1 trong những nhà văn giàu có nhất trong lịch sử với tổng tài sản hơn 1 tỉ đô la – trước đây chỉ là 1 bà mẹ nghèo sống bằng tiền trợ cấp của xã hội. Bà đã ko từ bỏ ước mơ tở thành 1 nhà văn dù cho cuộc sống có khó khăn đến đâu, dù tác phẩm của và đã bị từ chối đến 12 lần trước khi xuất bản. Bà cũng như Walt Disney đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng: thành công nào cũng phải trả giá bằng nỗ lực, cố gắng. Để trưởng thành hơn và khẳng định mình cần phải biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách cuộc đời.

Sành điệu ngày nay, mà có lẽ ở thời đại nào cũng vậy, chính là sống ko bao giờ được nói đến 2 từ “gục ngã”. Anh sẽ khằng định được chính mình trên lĩnh vực mà anh thành công, mọi người sẽ nhắc đến tên anh đầy tự hào, kính trọng nếu anh sống 1 cuộc sống có ý nghĩa. Cái bề ngoài của quần áo hay đồ vật đắt tiền có thể sẽ mốt lúc này nhưng sẽ là lỗi mốt của tháng sau, năm sau….Giá trị vật chất hào nhoáng ở bên ngoài, nó dễ thu hút các bạn trẻ nhưng rồi cũng dễ trở nên nhàm chán và trở thành thứ đồ cũ ko giá trị. Người ta sẽ chỉ nhớ đến nó trong hoài niệm: À, nó đã từng là mốt của năm ngoái…. “Nói cho cùng, để sống được hàng ngày, tất nhiên cũng phải nhờ vào những giá trị tức thời. Nhưng sống cho có phẩm hành, có cốt cách nhất định phải dựa vào những giá trị bền vững” (Nguyễn Khải- Tuyển tập tiểu thuyết)

Tôi ko phản đối quan niệm của những người trẻ tuổi về cách sống sành điệu thời trang nhưng cũng ko hoàn toàn đồng tình. Ý nghĩa thực sự của sành điệu thiết nghĩ là để mỗi chúng ta nhận thức được đâu là giá trị bền vững và đâu là con đường đi bằng tinh thần hơn là con đường thể hiện mình theo kiểu “tốt nước sơn”. Bạn thì sao? Bạn sẽ chọn con đường nào để chứng tỏ mình trong cuộc sống?
Nguyễn Thị Thu Hằng
Lớp 12A4 – THPT Nguyễn Đức Cảnh- Tp. Thái Bình – Thái Bình
(VH – TT số tháng 3 – 2010) 

bạn cho rằng thế nào là sành điệu?

Đề bài . “Nhiều người cho rằng sành điệu là ăn mặc đúng mốt và đi trước mốt, là dùng đồ vật đắt tiền và khác người …nhưng những người từng trải lại bảo rằng: sành điệu nhất chính là biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách của cuộc đời”.
(Theo 24h.com.vn)

Còn bạn, bạn cho rằng thế nào là sành điệu? Viết 1 bài văn nghị luận với nhan đề “sành điệu


Gợi ý:

- Xã hội đang phát triển, con người sống trong xã hội ấy nếu ko học hỏi, cập nhật hiểu biết thì sẽ bị lạc hậu…

- Ăn mặc đúng mốt, đi trước mốt, dùng đồ vật đắt tiền cũng là sành điệu tuy nhiên cái sành điệu ấy chỉ là cái hào nhoáng bên ngoài.

- Con người quan trọng cần có sự hiểu biết, mà muốn có hiểu biết thì phải biết học hỏi.

- Con đường học hỏi nhiều khi ko bằng phẳng mà lắm chông gai vì thế ta phải biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách…

(Đây chỉ là những định hướng cảu riêng người ra đề . Học sinh có thể có những suy nghĩ và những cách hiểu khác, hợp lí, thuyết phục hơn)

(Văn học và tuổi trẻ số tháng 12- 2009)

Bài làm cụ thể:

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, để theo kịp mốt thời thượng, nhiều bạn cho rằng mỗi chúng ta phải biết sống sành điệu. Bởi họ quan niệm : sành điệu là cái mốc đầu tiên đánh giá 1 con người trong thời đại @. Vậy thế nào mới là sành điệu thực sự? Là ăn mặc đúng mốt và đi trước mốt với những món đồ vật đắt tiền , khác người hay là biết chấp nhận dấn thân vào thử thách cuộc đời?

Hai từ “sành điệu” đã tồn tại trong cuộc sống của chúng ta quen thuộc đến nỗi thậm chí nó còn được coi là câu cửa miệng của 1 số người: “chuyện, sành điệu mà” hay “con nhỏ đó trông sành điệu nhỉ?”, “sành điệu mới là tôi”… Nói đến sành điệu thường người ta chỉ nghĩ về mặt vật chất tức là cái bề ngoài của 1 con người như dùng điện thoại di động “xịn”, ăn mặc “style”, chơi trội….mà ít ai quan niệm sành điệu về mặt tâm hồn. Chẳng hạn như chúng ta ko nói 1 người đã vượt lên thử thách của cuoojcn sống là “Anh ấy thật sành điệu” Mặc dù đó có thể là 1 lời khen nhưng người nghe lại ko nghĩ vậy. Đơn giản vì từ sành điệu thâm nhập trong cuộc sống của chúng ta được hiểu chủ yếu theo nghĩa đen của nó, tức là anh phảo ăn mặc hợp mốt, đi trước mốt, xài đồ đắt tiền mới được gọi là sành điệu. Quan niệm sành điệu này xuất hiện phổ biến trong giới trẻ, sành điệu là cách thể hiện đẳng cấp pro, để tự hào vì mình là con người thời thượng. Hơn nữa tâm lí giới trẻ là ham thích những cái mới, cái lạ nên họ tiếp thu “mốt” rất nhanh. Cứ như thế như những con vi rút, các kiểu mốt lan truyền trong cộng đồng teen, đánh vào tâm lí của họ, tạo nên lối sống “sành điệu”.

Quê rồi, sành điệu thời nay là phải ăn mặc như tao đây này – Tôi choáng váng khi cô bạn 17 tuổi của mình, mặc quần bò rách lỗ chỗ, túi dây lằng nhằng với những xích, đi giày cao gót 10 phân chưa kể tóc tai xõa xợi, làm xoăn chẳng giống ai. Sành điệu kiểu ấy nói thật tôi xin kiếu. Nếu sành điệu mà chỉ khiến người nhìn cảm thấy phản cảm, sành điệu mà biến mình thành người kì lạ nào đó thì đó là “sành điệu dởm”. Sành điệu ko đồng nghĩa với việc dùng đồ đắt tiền, xài hàng hiệu theo phương châm của giới trẻ ngày nay “ăn chơi là sành điệu – dùng hàng hiệu, tiêu tiền triệu”… Muốn gây ấn tượng cho người khác ko nhất thiết bạn phải đeo kính hiệu Gucci, đồng hồ Swatch, túi xách hiệu LV hay mặc quần áo hiệu D&G, NEM.. Bởi đôi khi nó còn trở nên kệch cỡm nếu người dùng ko biết cách phối hợp thời trang. Sành điệu mà quá sức với hoàn cảnh, ko hợp lứa tuổi là điều ko nên, chỉ khiến người khác nhìn nhận, đánh giá về phẩm cách của mình ko tốt. Cho nên, có nhiều bi kịch xảy ra xung quanh chuyện teen lỡ sành điệu mà ko dám trở lại với con người của mình vì sợ bạn bè chê cười. Đừng để mình trở thành “trưởng giả học làm sang” bạn nhé.

Suy cho cùng sành điệu là để mình ăn mặc đẹp hơn . Vậy tại sao bạn ko thử ăn mặc giản dị, trang nhã mà vẫn hợp mốt? Không cần dùng đồ đắt tiền mà vẫn khiến cho bản thân đẹp hơn, bạn bè ghen tị, như thế bản lĩnh của bạn càng được chứng tỏ hơn. Bạn thấy đấy, thực tế có rất nhiều nhà thiết kế thời trang nổi tiếng, nhiều người mẫu ăn mặc trang nhã mà vẫn đẹp. Cái đẹp toát lên bởi khí chất của người mặc, bởi phong thái và cử chỉ, nụ cười, cách nói năng. Cái đẹp của sự sành điệu là cái đpẹ tạo cho người khác cảm giác dễ chịu, bắt mắt chứ ko phải là cái đẹp kì dị, khác người….Thiết nghĩ lối ăn mặc khác người chỉ là cách đua đòi lố lăng chứ chẳng thể nào chứng tỏ anh là dân sành điệu, có chăng đó chỉ là lối sành điệu dởm như tôi đã nói ở trên.

Có thể khẳng định rằng nhu cầu ăn mặc sành điệu đúng mốt, đi trước mốt của giới trẻ hiện nay là nhu cầu chính đáng, ko có gì là sai trái cả. Nhưng mỗi chúng ta cần phải biết cách sành điệu
 và sành điệu như thế nào cho đúng, cho hợp với chính mình mới là điều quan trọng. Sành điệu rốt cục cũng nhằm mục đích tạo thương hiệu cho mình để cho người khác nhìn vào mà phải khâm phục, ngưỡng mộ, trầm trồ khen ngợi. Lối sành điệu về ăn mặc, dùng đồ vật đắt tiền chỉ là cái bề ngoài ko có giá trị lâu dài với thời gian, đó là cách sành điệu rất dễ dàng để tạo dựng, vì thế luôn luôn phải thay đổi, luôn phải đua tranh ai mới sành điệu hơn, chỉ tốn tiền của, thời gian , gây ra mệt mỏi. Sành điệu nhát chính là mỗi chúng ta phải biết dấn thân vào thử thách cuộc đời, biết chấp nhận thử thách. Như vậy, chũng ta ko chỉ đạt được cái đích cuối cùng của sành điệu mà bản thân bạn cũng khám phá ra được rất nhiều điều về chính bản thân mình như lòng dũng cảm, sự tự tin, lối sống có trách nhiệm… Một phóng viên trẻ tuổi mới vào nghề dám thâm nhập thực tế để lấy tư liệu về những vụ tham nhũng của doanh nghiệp , những hành vi thương mại gian lận, những hành động trái pháp luật…mà ko sợ hiểm nguy; một người kinh doanh trẻ tuổi sẵn sàng đầu tư tiền vào công ti vào lĩnh vực mà mọi đều cho rằng nó ko mấy khả quan chỉ vì anh ta có lòng tin rằng công ty ấy tuy nhỏ nhưng vẫn đầy tiềm năng phát triển; một cô gái mắc chứng câm điếc nhưng với lòng yêu chiếc đàn vĩ cầm , với âm thanh tuyệt diệu mà nó mang đến cho người khác nên vẫn miệt mài luyện tập hàng ngày và trở thành nghệ sĩ nổi tiếng, 1 tấm gương sáng cho mọi ngươi học tập theo cả về nghị lực ý chí lẫn tài năng… Tất cả họ đều là những người sống đẹp – lỗi sống ấy mới thực sự là lối sống khiến chúng ta ngẫm nghĩ và noi theo – lối sống sành điệu.

Nếu bạn là Fan của bộ phim hoạt hình Walt Disney nổi tiếng thì chắc hẳn các bạn đã phải biết Disney đã từng trải qua thất bại cay đắng ngay từ những ngày đầu vào nghề , khi bị ông chủ tòa soạn sa thải vì khả năng sáng tạo kém: “Khi đó tôi mới 21 tuổi, ko tiền bạc, ko danh vọng, tôi gần như sụp đổ khi ngày nào cũng phải ngủ trên chiếc xô pha rách tươm, ăn mãi một món khoai tây nghiền và phải sống trong căn nhà ổ chuột”. Walt Disney đã từng phải sống như vậy trong cả 1 thời gian dài để tên tuổi ông mới được biết đến nổi tiếng như ngày hôm nay. (Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, tr146).

J. Rowling – tác giả của bộ truyện Harry Potter nổi tiếng toàn thế giới- 1 trong những nhà văn giàu có nhất trong lịch sử với tổng tài sản hơn 1 tỉ đô la – trước đây chỉ là 1 bà mẹ nghèo sống bằng tiền trợ cấp của xã hội. Bà đã ko từ bỏ ước mơ tở thành 1 nhà văn dù cho cuộc sống có khó khăn đến đâu, dù tác phẩm của và đã bị từ chối đến 12 lần trước khi xuất bản. Bà cũng như Walt Disney đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng: thành công nào cũng phải trả giá bằng nỗ lực, cố gắng. Để trưởng thành hơn và khẳng định mình cần phải biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách cuộc đời.

Sành điệu ngày nay, mà có lẽ ở thời đại nào cũng vậy, chính là sống ko bao giờ được nói đến 2 từ “gục ngã”. Anh sẽ khằng định được chính mình trên lĩnh vực mà anh thành công, mọi người sẽ nhắc đến tên anh đầy tự hào, kính trọng nếu anh sống 1 cuộc sống có ý nghĩa. Cái bề ngoài của quần áo hay đồ vật đắt tiền có thể sẽ mốt lúc này nhưng sẽ là lỗi mốt của tháng sau, năm sau….Giá trị vật chất hào nhoáng ở bên ngoài, nó dễ thu hút các bạn trẻ nhưng rồi cũng dễ trở nên nhàm chán và trở thành thứ đồ cũ ko giá trị. Người ta sẽ chỉ nhớ đến nó trong hoài niệm: À, nó đã từng là mốt của năm ngoái…. “Nói cho cùng, để sống được hàng ngày, tất nhiên cũng phải nhờ vào những giá trị tức thời. Nhưng sống cho có phẩm hành, có cốt cách nhất định phải dựa vào những giá trị bền vững” (Nguyễn Khải- Tuyển tập tiểu thuyết)

Tôi ko phản đối quan niệm của những người trẻ tuổi về cách sống sành điệu thời trang nhưng cũng ko hoàn toàn đồng tình. Ý nghĩa thực sự của sành điệu thiết nghĩ là để mỗi chúng ta nhận thức được đâu là giá trị bền vững và đâu là con đường đi bằng tinh thần hơn là con đường thể hiện mình theo kiểu “tốt nước sơn”. Bạn thì sao? Bạn sẽ chọn con đường nào để chứng tỏ mình trong cuộc sống?
Nguyễn Thị Thu Hằng
Lớp 12A4 – THPT Nguyễn Đức Cảnh- Tp. Thái Bình – Thái Bình
(VH – TT số tháng 3 – 2010) 

Trình bày quan điểm của bạn về vai trò, ý nghĩa của việc học Văn trong xã hội ngày nay


Đề bài: Trình bày quan điểm của bạn về vai trò, ý nghĩa của việc học Văn trong xã hội ngày nay

Nội dung cần nêu


Vai trò, ý nghĩa của môn Ngữ văn trong nhà trường và trong xã hội:


- Giúp con người nhận thức được cái hay , cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học, khoa học nhân văn là những kết tinh tinh hoa văn hóa nhân loại, lưu truyền những giá trị tốt đẹp của con người qua các thời đại. Giúp con người có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn , lành mạnh .

- Nếu thiếu văn học, con người sẽ rơi vào bi kịch, như một nhà văn Mê hi cô đã nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tueetj, thiếu tâm hồn.

- Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ, học tốt Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến các môn học khác…


Nguyên nhân hiện tượng học sinh, sinh viên không thích học văn:


- Do lối sống, suy nghĩ thực dụng của học sinh, phụ huynh.

- Do đội ngũ giáo viên dạy văn tâm huyết với nghề ngày càng ít. Nhiều giáo viên bị gánh nặng cuộc sống nhọc nhằn làm mất niềm say mê văn học vốn có.

- Nhiều trường học chưa quan tâm đến đặc thù môn học, chưa có đầu tư, bồi dưỡng giáo viên, chưa có những hoạt động ngoại khóa văn chương để thu hút học sinh…


Một vài phương hướng tháo gỡ:


- Cần có sự quan tâm, hợp sức của toàn xã hội: gia đình, nhà trường, cơ quan nhà nước hướng học sinh chú ý đến vai trò của việc học văn.

- Cần có những giải thưởng tôn vinh tài năng văn học một cách xứng đáng.

- Mở rộng ngành nghề cho các khối thi các môn xã hội…
Nguyễn Thị Thu
GV. THPT Bình Giang – Hải Dương
VH&TT số tháng 5 – 2009

Trình bày quan điểm của bạn về vai trò, ý nghĩa của việc học Văn trong xã hội ngày nay


Đề bài: Trình bày quan điểm của bạn về vai trò, ý nghĩa của việc học Văn trong xã hội ngày nay

Nội dung cần nêu


Vai trò, ý nghĩa của môn Ngữ văn trong nhà trường và trong xã hội:


- Giúp con người nhận thức được cái hay , cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học, khoa học nhân văn là những kết tinh tinh hoa văn hóa nhân loại, lưu truyền những giá trị tốt đẹp của con người qua các thời đại. Giúp con người có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn , lành mạnh .

- Nếu thiếu văn học, con người sẽ rơi vào bi kịch, như một nhà văn Mê hi cô đã nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tueetj, thiếu tâm hồn.

- Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ, học tốt Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến các môn học khác…


Nguyên nhân hiện tượng học sinh, sinh viên không thích học văn:


- Do lối sống, suy nghĩ thực dụng của học sinh, phụ huynh.

- Do đội ngũ giáo viên dạy văn tâm huyết với nghề ngày càng ít. Nhiều giáo viên bị gánh nặng cuộc sống nhọc nhằn làm mất niềm say mê văn học vốn có.

- Nhiều trường học chưa quan tâm đến đặc thù môn học, chưa có đầu tư, bồi dưỡng giáo viên, chưa có những hoạt động ngoại khóa văn chương để thu hút học sinh…


Một vài phương hướng tháo gỡ:


- Cần có sự quan tâm, hợp sức của toàn xã hội: gia đình, nhà trường, cơ quan nhà nước hướng học sinh chú ý đến vai trò của việc học văn.

- Cần có những giải thưởng tôn vinh tài năng văn học một cách xứng đáng.

- Mở rộng ngành nghề cho các khối thi các môn xã hội…
Nguyễn Thị Thu
GV. THPT Bình Giang – Hải Dương
VH&TT số tháng 5 – 2009

Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?



NƯỚC VIỆT NAM TA NHỎ HAY KHÔNG NHỎ?

Đề bài: Nhằm khơi gợi tinh thần tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trong thời đại mở cửa, hội nhập của đất nước, báo Thanh niên mở diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”

Nếu được tham gia diễn đàn trên , bạn sẽ nói gì với tuổi trẻ hôm nay?

Gợi ý:
  1. Giải thích vấn đề

“Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” – Nhỏ ở đây không phải là muốn nói đến cái nhỏ về địa lí, về dân số mà là về vị thế của nước ta trong đối sánh, trong quan hệ với các quốc gia khác.
  1. Bình luận 1 số khía cạnh của vấn đề
  • So với nhiều nước trên thế giới và ngay cả những con rồng , con hổ trong khu vực, nước ta có nhiều mặt thua kém, tụt hậu về khoa học, công nghệ, về chỉ số GDP, về tiềm lực kinh tế. Xét về mặt này, nước ta đúng là “nhỏ”.
  • Xét về phương diện lịch sử, văn hóa, dân tộc ta từng chiến thắng những kẻ thù hùng mạnh nhất trong lịch sử , có những truyền thống quý báu, có 1 quá khứ hào hùng…Về những phương diện này, nước ta không hề nhỏ (Đó là chưa kể đến những tiềm lực khác về trí tuệ, tài nguyên, nguồn lực con người..)
  • Vậy, vì sao chúng ta có những tiềm lực như thế mà lại có nhiều mặt thua kém nước khác? Vì sao hiện nay nước ta vẫn còn là 1 nước lạ hậy? Có thể đưa ra lí do như sau: Vì chưa phát huy được trí tueetj, chưa phát huy được khát vọng của người Việt Nam, vì chúng ta chưa dám nhìn thẳng vào sự thật (nhất là vào những nhược điểm của mình), vĩ những hậu quả chiến tranh để lại….
  • Đề xuất các giải pháp làm cho nước ta có vị thế kinh tế - chính trị- văn hóa. Có thể nêu 1 số ý như:
+ Phải khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong mỗi người nhất là tuổi trẻ

+ Phải tăng cường giao lưu, học hỏi với các nước khác.

+ Phải xây dựng chiến lước phát triển giáo dục, đào tạo và chiến lược phát triển khoa học công nghệ hợp lí.

+ Phải động viên tinh thần hăng say học tập, lao động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm…

(Các giải pháp đề xuất nên theo quan điểm cá nhân, gắn liền với ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ).
Đề ra của:
Nguyễn Văn Bính
GV. THPT chuyên Nguyễn Huệ - Hà Đông- Hà Nội