KĐH - Bộ GD-ĐT lại gây bất ngờ khi khẳng định có thể hạ điểm chuẩn trong xét tuyển. Tuy nhiên, lãnh đạo các trường ĐH, CĐ lại thấy quy định này sẽ khiến tình trạng xét tuyển bị rối.
Ảnh minh họa |
Để tuyển đủ chỉ tiêu
Quy chế mới năm nay giao cho các trường được tự chủ trong xét tuyển. Bộ không hạn chế số đợt xét tuyển của từng trường cũng như không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn đợt trước như trước đây; đồng thời quy chế năm nay cũng không còn đề cập đến quy định các trường không được hạ điểm chuẩn.
Về việc năm nay các trường ĐH, CĐ có được phép hạ điểm chuẩn hay không, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga : “Điểm chuẩn các trường cần đảm bảo 2 điều kiện: điểm trúng tuyển không được thấp hơn điểm sàn quy định cho từng khối thi; số lượng thí sinh trúng tuyển không được vượt chỉ tiêu Bộ đã thông báo. Nếu điểm chuẩn nguyện vọng 1 vào trường lần xét tuyển trước cao, trường không tuyển đủ chỉ tiêu thì lần xét tuyển tiếp theo có thể hạ thấp điểm chuẩn nhưng không thấp hơn điểm sàn (hoặc giữ nguyên điểm chuẩn cũ) để tuyển tiếp trên nguyên tắc lấy điểm trúng tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu”.
Như vậy, các trường sẽ được phép hạ điểm chuẩn để xét tuyển chứ không bị cấm như những năm trước.
Sẽ rối khi xét tuyển
Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục thì quy định này sẽ làm cho việc xét tuyển rối bởi các trường hiện đang phải sử dụng chung kết quả thi.
Theo quy định, những thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 mới được cấp giấy chứng nhận để đi xét tuyển vào trường khác. Trong trường hợp đã nộp hồ sơ xét tuyển vào trường khác mà trường dự thi lại hạ điểm chuẩn thì TS sẽ lại quay về trường này. Điều này khiến các trường khác rơi vào tình trạng không ổn định, đặc biệt là những trường không tổ chức thi.
GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng, khẳng định: “Việc cho phép hạ điểm chuẩn như vậy sẽ làm rối loạn cả hệ thống chứ không chỉ một số trường. Các trường sẽ rơi vào tình trạng luôn luôn không ổn định vì không biết thí sinh có học ở trường mình hay không? Tâm lý thí sinh cũng không yên tâm vì phải chờ đợi xem trường dự thi có hạ điểm chuẩn hay không”.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, nhận định: “Bộ không hạn chế số đợt xét tuyển của từng trường cũng như không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn đợt trước, điều này rõ ràng là tạo điều kiện thêm cho thí sinh. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi rối rắm trong khâu xét tuyển cũng như gia tăng tỷ lệ “ảo”. Bộ chỉ nên cho phép các trường lấy điểm trúng tuyển các đợt sau tối thiểu bằng mức điểm ở nguyện vọng 1 mới mong đảm bảo được chất lượng đầu vào và quá trình giảng dạy".
Đồng quan điểm trên, thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cũng lo ngại: “Tạo cơ chế mở cho các trường như quy định mới nhiều khả năng dẫn đến tình trạng “loạn” trong khi thực hiện việc xét tuyển. Mỗi trường sẽ có những cách làm khác nhau, trường nhận phiếu điểm gốc, trường nhận bản sao, trường cho rút hồ sơ, trường không, rồi việc xét điểm thấp hơn nguyện vọng đã xét… rất dễ gây rối cho các trường và bản thân thí sinh”.
Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính Marketing, cũng nhận định: “Kết quả tất yếu của việc hạ điểm chuẩn là rất rối trong khâu xét tuyển, tỷ lệ “ảo” cao. Cách làm này chưa chắc giúp những ngành khó tuyển có thể tuyển đủ chỉ tiêu, ngược lại còn ảnh hưởng đến cơ cấu ngành nghề về lâu dài”.
Đặt vấn đề rằng Bộ có cân nhắc tới các tình huống rối loạn trong xét tuyển nếu các trường được quyền hạ điểm chuẩn hay không? Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: “Khi cho phép hạ điểm chuẩn, Bộ cũng đã cân nhắc. Hằng năm, số thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 chiếm khoảng 70%, chỉ có 25-30% số thí sinh tham gia xét tuyển. Con số này sẽ được tự điều chỉnh khi có thời gian. Vì thế, năm nay thời gian tuyển sinh đã được cho phép kéo dài hơn”.
Theo quy định, năm nay thí sinh được nộp bản sao giấy chứng nhận kết quả thi khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, đến khi trúng tuyển mới phải nộp bản chính có dấu đỏ của các trường. Tuy nhiên, thí sinh lại được cấp tới 2 giấy chứng nhận có dấu đỏ. Vì thế sẽ có ít nhất 2 trường phải chờ đợi 1 thí sinh đến nhập học. Đó là chưa nói thí sinh còn gửi bản sao đi rất nhiều trường khác và các trường này cũng sẽ rơi vào tình trạng phải chờ đợi xem thí sinh có học ở trường mình hay không.
Nhận xét về quy định này, ông Lê Trọng Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ Địa chất, nói: “Nó sẽ làm cho công tác tuyển sinh rối rắm. Các trường sẽ không thể có kế hoạch chắc chắn khi xây dựng điểm trúng tuyển”.
Quy chế năm 2012
Căn cứ vào điểm sàn và chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong xét tuyển, không hạn chế số đợt xét tuyển, không quy định điểm trúng tuyển đợt sau cao hơn điểm trúng tuyển đợt trước, trên nguyên tắc: Điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm sàn (điểm sàn không nhân hệ số); bảo đảm chỉ tiêu đã xác định và thời hạn kết thúc xét tuyển là ngày 30.11 hằng năm.
Quy chế năm 2011
Điểm trúng tuyển của các trường không được thấp hơn điểm sàn. Các trường xác định điểm trúng tuyển đối với các NV theo quy định: Điểm trúng tuyển NV sau không thấp hơn NV trước, bảo đảm tỷ lệ trúng tuyển hợp lý giữa các NV; không hạ điểm trúng tuyển
Quy chế mới năm nay giao cho các trường được tự chủ trong xét tuyển. Bộ không hạn chế số đợt xét tuyển của từng trường cũng như không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn đợt trước như trước đây; đồng thời quy chế năm nay cũng không còn đề cập đến quy định các trường không được hạ điểm chuẩn.
Về việc năm nay các trường ĐH, CĐ có được phép hạ điểm chuẩn hay không, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga : “Điểm chuẩn các trường cần đảm bảo 2 điều kiện: điểm trúng tuyển không được thấp hơn điểm sàn quy định cho từng khối thi; số lượng thí sinh trúng tuyển không được vượt chỉ tiêu Bộ đã thông báo. Nếu điểm chuẩn nguyện vọng 1 vào trường lần xét tuyển trước cao, trường không tuyển đủ chỉ tiêu thì lần xét tuyển tiếp theo có thể hạ thấp điểm chuẩn nhưng không thấp hơn điểm sàn (hoặc giữ nguyên điểm chuẩn cũ) để tuyển tiếp trên nguyên tắc lấy điểm trúng tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu”.
Như vậy, các trường sẽ được phép hạ điểm chuẩn để xét tuyển chứ không bị cấm như những năm trước.
Sẽ rối khi xét tuyển
Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục thì quy định này sẽ làm cho việc xét tuyển rối bởi các trường hiện đang phải sử dụng chung kết quả thi.
Theo quy định, những thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 mới được cấp giấy chứng nhận để đi xét tuyển vào trường khác. Trong trường hợp đã nộp hồ sơ xét tuyển vào trường khác mà trường dự thi lại hạ điểm chuẩn thì TS sẽ lại quay về trường này. Điều này khiến các trường khác rơi vào tình trạng không ổn định, đặc biệt là những trường không tổ chức thi.
GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng, khẳng định: “Việc cho phép hạ điểm chuẩn như vậy sẽ làm rối loạn cả hệ thống chứ không chỉ một số trường. Các trường sẽ rơi vào tình trạng luôn luôn không ổn định vì không biết thí sinh có học ở trường mình hay không? Tâm lý thí sinh cũng không yên tâm vì phải chờ đợi xem trường dự thi có hạ điểm chuẩn hay không”.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, nhận định: “Bộ không hạn chế số đợt xét tuyển của từng trường cũng như không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn đợt trước, điều này rõ ràng là tạo điều kiện thêm cho thí sinh. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi rối rắm trong khâu xét tuyển cũng như gia tăng tỷ lệ “ảo”. Bộ chỉ nên cho phép các trường lấy điểm trúng tuyển các đợt sau tối thiểu bằng mức điểm ở nguyện vọng 1 mới mong đảm bảo được chất lượng đầu vào và quá trình giảng dạy".
Đồng quan điểm trên, thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cũng lo ngại: “Tạo cơ chế mở cho các trường như quy định mới nhiều khả năng dẫn đến tình trạng “loạn” trong khi thực hiện việc xét tuyển. Mỗi trường sẽ có những cách làm khác nhau, trường nhận phiếu điểm gốc, trường nhận bản sao, trường cho rút hồ sơ, trường không, rồi việc xét điểm thấp hơn nguyện vọng đã xét… rất dễ gây rối cho các trường và bản thân thí sinh”.
Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính Marketing, cũng nhận định: “Kết quả tất yếu của việc hạ điểm chuẩn là rất rối trong khâu xét tuyển, tỷ lệ “ảo” cao. Cách làm này chưa chắc giúp những ngành khó tuyển có thể tuyển đủ chỉ tiêu, ngược lại còn ảnh hưởng đến cơ cấu ngành nghề về lâu dài”.
Đặt vấn đề rằng Bộ có cân nhắc tới các tình huống rối loạn trong xét tuyển nếu các trường được quyền hạ điểm chuẩn hay không? Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: “Khi cho phép hạ điểm chuẩn, Bộ cũng đã cân nhắc. Hằng năm, số thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 chiếm khoảng 70%, chỉ có 25-30% số thí sinh tham gia xét tuyển. Con số này sẽ được tự điều chỉnh khi có thời gian. Vì thế, năm nay thời gian tuyển sinh đã được cho phép kéo dài hơn”.
Theo quy định, năm nay thí sinh được nộp bản sao giấy chứng nhận kết quả thi khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, đến khi trúng tuyển mới phải nộp bản chính có dấu đỏ của các trường. Tuy nhiên, thí sinh lại được cấp tới 2 giấy chứng nhận có dấu đỏ. Vì thế sẽ có ít nhất 2 trường phải chờ đợi 1 thí sinh đến nhập học. Đó là chưa nói thí sinh còn gửi bản sao đi rất nhiều trường khác và các trường này cũng sẽ rơi vào tình trạng phải chờ đợi xem thí sinh có học ở trường mình hay không.
Nhận xét về quy định này, ông Lê Trọng Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ Địa chất, nói: “Nó sẽ làm cho công tác tuyển sinh rối rắm. Các trường sẽ không thể có kế hoạch chắc chắn khi xây dựng điểm trúng tuyển”.
Quy chế năm 2012
Căn cứ vào điểm sàn và chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong xét tuyển, không hạn chế số đợt xét tuyển, không quy định điểm trúng tuyển đợt sau cao hơn điểm trúng tuyển đợt trước, trên nguyên tắc: Điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm sàn (điểm sàn không nhân hệ số); bảo đảm chỉ tiêu đã xác định và thời hạn kết thúc xét tuyển là ngày 30.11 hằng năm.
Quy chế năm 2011
Điểm trúng tuyển của các trường không được thấp hơn điểm sàn. Các trường xác định điểm trúng tuyển đối với các NV theo quy định: Điểm trúng tuyển NV sau không thấp hơn NV trước, bảo đảm tỷ lệ trúng tuyển hợp lý giữa các NV; không hạ điểm trúng tuyển
Theo: BGD
0 nhận xét:
Đăng nhận xét