Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Tư tưởng HCM là gì? Phân tích quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng HCM.


TT HCM  là gì? Phân tích quá trình hình thành và phát triển TT HCM.
* Tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến CMXHCN, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và  phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người

* Phân tích quá trình hình thành và phát triển TT HCM.

- Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước

+ Đây là gđ Nguyễn Sinh Cung được tiếp thu các giá trị truyền thống tốt đẹp của dt là chủ nghĩa yêu nước- nhân văn VN trong môi trường gia đình, quê hương. Người cũng được tiếp nhận tinh hoa văn hóa phương Đông qua nền giáo dục Nho giáo VN và bắt đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây

+ Chứng kiến sự thống khổ của 1 dt nô lệ, sự bất công của áp bức gc cùng những cuộc đấu tranh bất khuất của cha ông và rút ra những bài học thành bại từ các cuộc đấu tranh đó.

+ Từ đó người đã nung nấu ý chí yêu nước và quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới.

- Thời kỳ 1911-1920: Tìm thấy con đường cứu nước, gp dt

+ Đây là giai đoạn Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây nơi sản sinh những tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái. Đến các châu lục khảo sát, tìm hiểu một cách toàn diện mọi mặt đs của các dt thuộc địa

+ Kiên trì chịu đựng gian khổ, ra sức học tập, khảo sát thực tiễn và tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội tiến bộ như Đảng Xã Hội Pháp

+ Nghiên cứu và tìm hiểu các cuộc CM lớn trên TG như CM tư sản Anh, Pháp, Mỹ và đã nhận thấy tính không triệt để của các cuộc CM này và cuộc CM này đã trở nên không triệt để đối với lịch sử phát triển của nhân loại.

+ Đến với chủ nghĩa Mác- Lênin sau khi tiếp xúc với luận cương của Lênin về vấn đề dt và vấn đề thuộc địa, tìm ra con đường của CMVN là con đường CMVS. Người đã biểu quyết tán thành Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng CS Pháp, trở thành người cộng sản.

- Thời kỳ 1921-1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về CMVN
   Sau khi tìm ra con đường cứu nước NAQ tích cực tham gia hoạt động thực tiễn trong phong trào cộng sản quốc tế và gp dt TG, tìm hiểu và bắt đầu tiến hành truyền bá CN M-L về các nước thuộc địa trong đó có VN
   Trong giai đoạn này thông qua các bài viết, các tp, ở HCM đã hình thành hệ thống các quan điểm về CMVN:

+ CMGPDT trong thời đại mới phải đi theo con đường CMVS

+ CM thuộc địa và CMVS ở chính quốc có quan hệ mật thiết với nhau, CM thuộc địa không lệ thuộc vào CM ở chính quốc mà có tính chủ động độc lập

+ CM thuộc địa trước hết là mộtcuộc dt cách mệnh, đánh đuổi ĐQ xl, giành đl tựdo

+ GPDT là việc chung của dân chúng, phải tập hợp lực lượng dt thành một sức mạnh lớn để chông ĐQ và tay sai

+Phải đk và liên minh với các lực lượng CM quốc tế, song phải nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, không được ỷ lại
vào sự giúp đỡ của quốc tế

+ CM muốn thành công trước hết phải có Đảng CM lãnh đạo, vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh.

- Thời kỳ từ 1930-1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường CM

+ Do ảnh hưởng khuynh hướng “tả” của Quốc tế cs, BCHTWĐ ta đã phê phán chỉ trích đường lối của NAQ trong Cương lĩnh tại Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930. Trước sự phê phán đó NAQ vẫn kiên trì giữ vững quan điểm của mình.

+ Trong khoảng thời gian khó khăn hoạt động ở nước ngoài, người vẫn quan tâm theo sát tình hình để chỉ đạo CM trong nước.
+ Sau khi khuynh hướng tả bị phê phán tại ĐH VII(T7/1935) QTCS, Đảng ta đã từng bước điều chỉnh và đề ra chủ trương theo quan điểm của NAQ. Ngày 28/1/1941 NAQ về nước trực tiếp lãnh đạo CMVN và Người đã xây dựng hoàn thiện chiến lược CMGPDT, xác lập tư tưởng đl, tự do dẫn tới thắng lợi của CMT8/1945.

+ Ngày 2/9/1945 HCT đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH, trong tuyên ngôn Người đã nêu ra tư tưởng về quyền cơ bản của các dt.

- Thời kỳ từ 1945-1969: Tư tưởng HCM tiếp tục phát triển, hoàn thiện
Xuất phát từ thực tiễn, trong suốt quá trình lãnh đạo CMVN, tư tưởng HCM về nhiều vấn đề đã tiếp tục được bổ sung và phát triển, hợp thành một hệ thống những quan điểm lý luận về CMVN đó là:
+ Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc
+ Tư tưởng về ctr nhd, toàn dân, toàn diện, kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính
+ Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên CNXH
+ Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
+ Tư tưởng về con người và chiến lược trồng người
+ Xây dựng ĐCSVN với tư cách là một Đảng cầm quyền
+ Về quốc tế và đường lối đối ngoại…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét